DetailController

NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT TRONG QUY ĐỊNH MỚI VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01-01-2021

Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, những điểm mới về ghi nhãn hàng hóa cần lưu ý.

Những nội dung mới cần lưu ý về vị trí ghi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; các loại hàng hóa không cần dán nhãn hàng hóa; hàng hóa sang chiết, đóng gói lại bắt buộc phải ghi hạn sử dụng;… Đây là những nội dung nổi bật được đề cập tại Thông tư 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 về nhãn hàng hóa. 

Quy định ví trí ghi nhãn hàng hóa:

Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ: Đối với các sản phẩm đóng chai, lon như bia, nước ngọt,… thì ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này vẫn là một phần của nhãn hàng hóa. 

Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:

Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.

Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.

Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong:

Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp.

Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong.

Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó.

Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài. 

Các loại hàng hóa không cần dán nhãn hàng hóa:

Hàng hóa được đóng trong các loại bao bì sau đây không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa:

- Thùng đựng hàng (container);

- Hầm tàu chứa hàng;

- Xi téc vận chuyển hàng hóa dưới dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không bao bì.

Ví dụ: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đóng khối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng không có bao bì. 

Lưu ý: các loại hàng hóa nêu trên phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo. 

Về ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa:

Việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được Thông tư này hướng dẫn cụ thể như sau: Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất (NSX) và hạn sử dụng (HSD) với đầy đủ 03 nội dung:

- Ngày sản xuất;

- Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt;

- Hạn sử dụng.

                       (Ảnh minh hoạ NSX, HSD của hàng hoá nhập khẩu)

Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu có thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự này trên nhãn phụ sản phẩm mà không cần phải ghi lại NSX và HSD theo ký tự số.

Ví dụ: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022, trên nhãn ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG”, “EXP” trên bao bì. Jan=01, Feb = 02...Dec =12. 

Thông tư 05/2019/TT-BKHCN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Thông tư 09/2007/TT-BKHCN và Thông tư 14/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trương Tiến Định
Phòng TTPC Cục QLTT Đắk Nông

ViewElegalDocument

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc