Kế hoạch kiểm tra chuyên đề trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2020

KẾ HOẠCH
Kế hoạch kiểm tra chuyên đề trong dịp trước, trong và sau
Tết Trung thu năm 2020 của Đội Quản lý thị trường số 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/QĐ-ĐQLTT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4)
I. CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Căn cứ
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường; Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 35/2018/TT-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
Căn cứ Quyết định số 3706/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
Căn cứ Công văn số 338/CQLTT-NVTH ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Cục Quản lý thị trường về việc triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2020;
Đội Quản lý thị trường số 4 xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chuyên đề trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2020, cụ thể như sau:
2. Mục đích
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Yêu cầu
- Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình kiểm tra phải công khai, minh bạch, không tiêu cực, bao che, tiếp tay, làm ngơ trước những hành vi vi phạm; xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng quy định pháp luật, không làm ảnh hưởng, cản trở, gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
- Trong quá trình kiểm tra, thực hiện công tác tuyên truyền trực tiếp, phổ biến các quy định pháp luật về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA BÀN KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển bánh trung thu, nguyên liệu sử dụng để sản xuất bánh trung thu, đồ chơi trẻ em và các mặt hàng tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Trung thu… (Danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được kiểm tra theo kế hoạch tại Phụ lục kèm theo).
2. Các nội dung kiểm tra theo kế hoạch
2.1. Đối với mặt hàng bánh trung thu
a) Trước Tết Trung thu
- Kiểm tra đột xuất việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, mỡ, trứng muối…và các loại bánh trung thu giá rẽ, bánh nghi ngờ có nguồn gốc từ nước ngoài để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm không thuộc địa bàn quản lý thì chủ động phối hợp xử lý hoặc báo cáo để kịp thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để.
- Tăng cường quản lý địa bàn, lập danh sách các cơ sở sản xuất bánh trung thu và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra điều kiện chung về an toàn thực phẩm, đặc biệt các cơ sở sản xuất tự phát, hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.
b) Trong dịp Tết Trung thu
- Tăng cường công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh trung thu lưu thông trên thị trường (khi cần thiết sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng về an toàn thực phẩm). Chú ý kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, bày bán bánh trung thu về hóa hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, việc thực hiện các quy định về ghi nhãn, niêm yết giá, quảng cáo, khuyến mại và việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo quản, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ.
c) Sau dịp Tết trung thu
Kiểm soát việc thu hồi và kiểm tra đột xuất xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được bán giảm giá, khuyến mại hoặc tái sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời phối hợp với các cơ quan có liên quan để truy xuất nguồn gốc, đình chỉ lưu thông sản phẩm góp phần bảo đảm quyền lợi và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
2.2. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em
Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em; đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng; đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực nhập lậu; kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và các quy định khác của pháp luật trong quản lý mặt hàng đồ chơi trẻ em.
2.3. Về công tác truyên truyền
- Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để cảnh báo, nâng cao nhận thức pháp luật cho người tiêu dùng.
3. Thời gian thực hiện kế hoạch
Từ ngày phê duyệt Kế hoạch đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2020
4. Địa bàn thực hiện kiểm tra theo kế hoạch
Kiểm tra trên địa bàn huyện Đắk Mil và huyện Đắk Song
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Thành phần lực lượng kiểm tra
Các công chức của Đội Quản lý thị trường số 4. Trong quá trình thực hiện kế hoạch (khi cần thiết) chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan trên địa bàn để tổ chức kiểm tra, xử lý theo đúng quy trình của ngành và đúng quy định của pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ
- Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của Đoàn kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển bánh trung thu và nguyên liệu làm bánh trung thu trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em (khi cần thiết). Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Dự kiến thời gian kiểm tra đối với các cơ sở được kiểm tra: Tùy theo tình hình thị trường Đội trưởng sẽ phân bổ thời gian kiểm tra cho phù hợp.
- Đội trưởng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra
- Kinh phí: Sử dụng nguồn kinh phí kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên của Đội Quản lý thị trường năm 2020 và các nguồn kinh phí khác theo quy định hiện hành.
- Phương tiện: Sử dụng phương tiện của Đội xe ô tô Biển kiểm soát 48A-00373 hoặc thuê hoặc trưng dụng phương tiện khác khi cần thiết.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
a) Nội dung báo cáo:
- Đánh giá tình hình thị trường trước, trong và sau Tết Trung thu
- Kết quả kiểm tra, xử lý.
- Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch và đề xuất giải pháp, kiến nghị.
b) Thời gian báo cáo:
Báo cáo định kỳ hàng tuần và đột xuất khi được yêu cầu; kết thúc đợt kiểm tra báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch về Cục Quản lý thị trường trước ngày 22 tháng 10 năm 2020 để tổng hợp.
2. Công chức chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo
Kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 4 chịu trách nhiệm tham mưu tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch chuyên đề kiểm tra trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2020
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề nếu có khó khăn, vướng mắc, Đoàn kiểm tra báo cáo về Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 để xem xét, xử lý kịp thời./.
PHỤ LỤC
Danh sách cá nhân, tổ chức được kiểm tra theo kế hoạch chuyên đề
(Kèm theo Kế hoạch kiểm tra chuyên đề trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2020 của Đội Quản lý thị trường số 4)
Stt |
Bảng hiệu |
Chủ cơ sở |
Số GCNĐKKD |
Ngành nghề |
Địa chỉ |
Cơ quan, đơn vị QLTT thực hiện |
1 |
Cô Mai |
Nguyễn Thị Mai |
63C8001698 |
Thực phẩm |
Thôn 10, Xã Nâm N’Jang, Huyện Đắk Song |
Đội QLTT số 4 |
2 |
Thanh Hoa |
Nguyễn Văn Hải |
63C8001040 |
Thực phẩm |
Thôn 10, Xã Nâm N’Jang, Huyện Đắk Song |
Đội QLTT số 4 |
3 |
Thúy Quỳnh |
Nguyễn Thị Ánh |
63C8001157 |
Thực phẩm |
TDP 7, Thị trấn Đức An, Huyện Đắk Song |
Đội QLTT số 4 |
4 |
Hùng Tươi |
Lại Văn Hùng |
63C8001881 |
Thực phẩm |
TDP 2, Thị trấn Đức An, Huyện Đắk Song |
Đội QLTT số 4 |
5 |
Vĩnh Phát |
Lý Hồng Hương |
63B8004184 |
Thực phẩm |
52 Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Đắk Mil, Huyện Đắk Mil |
Đội QLTT số 4 |
6 |
Ngọc Bích |
Chu Thị Lệ Bích |
63B8001600 |
Thực phẩm |
TDP 15, Thị trấn Đắk Mil, Huyện Đắk Mil |
Đội QLTT số 4 |
7 |
Kiều Oanh |
Nguyễn Thị Chiến |
63B8002362 |
Thực phẩm |
TDP 7, Thị trấn Đắk Mil, Huyện Đắk Mil |
Đội QLTT số 4 |
8 |
Ký Gương |
Phạm Văn Ký |
63B8006904 |
Thực phẩm |
Thôn 5, Xã Đắk R’la, Huyện Đắk Mil |
Đội QLTT số 4 |