Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Trong những năm gần đây, hoạt động TMĐT ở nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia, trong đó có tỉnh Đắk Nông

Ngày nay, thương mại điện tử đã và đang trở thành lĩnh vực có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Sự phát triển của TMĐT không chỉ giúp các hoạt động kinh doanh thuận lợi mà còn cung cấp nhiều giá trị mới và đáp ứng những nhu cầu mới của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, hoạt động TMĐT ở nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia, trong đó có tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động TMĐT cũng có không ít những vấn đề xảy ra như: Vấn nạn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa vi phạm về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trốn thuế trên môi trường TMĐT diễn ra phổ biến, tội phạm, gian lận tài chính trong TMĐT gia tăng mạnh mẽ.

Lực lượng QLTT phối hợp với Phòng An ninh mạng truy tìm các Website TMĐT có dấu hiệu vi phạm

Mặc dù các đối tượng vi phạm với nhiều hình thức tinh vi, áp dụng công nghệ cao nhằm che dấu hành vi. Tuy nhiên, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục cùng với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh thị trường, các Đội Quản lý thị trường đã thường xuyên theo dõi sát sao, tiến hành truy vết, tổ chức kiểm tra, đấu tranh tới cùng với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Phát hiện cơ kinh doanh mỹ phẩm dưới hình thức TMĐT vi phạm

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong 9 tháng đầu năm 2024: Tổng số vụ kiểm tra đột xuất: 31 vụ; tổng số vụ vi phạm: 31 vụ; tổng số vụ xử lý: 31 vụ; tổng số hành vi vi phạm: 33 hành vi; tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách nhà nước: 221.000.000 đồng. Hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy gồm: Quần áo các loại số lượng: 312 (sản phẩm); mỹ phẩm các loại số lượng: 1.017 (sản phẩm) và 50 (hộp) kem đánh răng hiệu MERIAN, có tổng giá trị: 110.372.000 đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu như: kinh doanh hàng hoá nhập lậu; kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng; bán háng hoá phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy; Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Nhiệm vụ trong thời gian tới: Tăng cường công tác quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp quản lý thị trường; Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan, hoặc độc cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân loại cụ thể các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng TMĐT, các Website, các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtobe,...;Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh, tổ chức ký cam kết không vi phạm trong hoạt động kinh doanh; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa vi phạm về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường TMĐT; Cử công chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong hoạt động thương mại điện tử.

Quốc Tuấn
Phòng NVTH, Cục QLTT Đắk Nông

Bình luận