DetailController

Cục Quản lý thị trường Đắk Nông xử phạt vi phạm về Thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội và một số phương thức phát hiện đối tượng vi phạm

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về tăng cường kiểm tra, xử lý trong hoạt động thương mại điện tử, trong 6 tháng đầu năm 2024 Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm tra: 13 vụ, vi phạm, xử lý: 13 vụ; Tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách Nhà nước: 73.000.000 đồng

Các hành vi vi phạm chủ yếu được phát hiện như: kinh doanh hàng hoá nhập lậu; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy gồm: 907 (sản phẩm) mỹ phẩm các loại và 50 (hộp) kem đánh răng, hiệu MERIAN, 5. Bộ quần áo trẻ em, 03 kg mít sấy; có tổng giá trị: 74.725.000 đồng.

           Phương pháp phát hiện đối tượng vi phạm

Hiện nay TMĐT luôn luôn thay đổi và ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới nhưng xét về mặt bản chất của các chủ thể tham gia trong hoạt động TMĐT thì ta có thể tạm chia TMĐT làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất là nhóm các tổ chức, cá nhân thiết lập, vận hành các Website TMĐT, Ứng dụng TMĐT được phép hoạt động theo các loại hình, điều kiện quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử

- Nhóm thứ hai là nhóm các tổ chức, cá nhân có sử dụng, vận hành các Tài khoản mạng xã hội, các Sàn giao dịch TMĐT để thực hiện việc kinh doanh hàng hóa trên môi trường Internet

Cách tìm kiếm tra website có đăng ký với Bộ Công Thương

Vào trực tiếp trang chủ (http://online.gov.vn) nhập địa chỉ website cần kiểm tra vào mục tra cứu website sau đó click tìm kiếm

Phân biệt Thông báo và đăng ký website với Bộ Công Thương

- Thông báo website đối với các website thương mại điện tử bán hàng do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình gồm:

+ Website giới thiệu công ty, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm

+ Website trưng bày hàng hóa

+ Website bán hàng hóa ...

- Đăng ký website đối với các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm:

+ Sàn giao dịch TMĐT

+ Website đấu giá trực tuyến

+ Website khuyến mại trực tuyến

Cách tìm kiếm thông tin các tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT trên nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok...

         Một số phương pháp tìm kiếm trên Facebook

- Thứ nhất là chúng ta tìm kiếm thông tin của các đối tượng hoạt động thương mại điện tử thông qua các dịch vụ chuyển phát nhanh, logistics, tin báo của quần chúng nhân dân, người tiêu dùng và công tác quản lý địa bàn để xác định được vi trí hay địa chỉ người bán hàng để theo dõi, phát hiện vi phạm.

- Thứ hai là tìm kiếm trực tiếp trên mạng xã hội facebook để xác định được địa điểm, vị trí đang đăng tin hoặc livestream bán hàng:

+ Để phát hiện các đối tượng bán hàng trên facebook ta vào phần tìm kiếm có biểu tượng “kính lúp” gõ thông tin muốn tìm kiếm. Ví dụ: gõ từ “chợ sale Đắk Nông, đắk lắk”, “vật tư nông nghiệp Đắk Nông”, “buôn bán mỹ phẩm Đắk Nông,…” hoặc gõ trực tiếp tên tài khoản facebook đã theo dõi để tìm kiếm thông tin. Cụ thể ta gõ từ khóa “mỹ phẩm đắk nông” Sau đó click vào xem thông tin giới thiệu ta sẽ thấy địa chỉ, số điện thoại, ID trang trên Fanpage bán hàng

Tiếp theo vào dấu 3 chấm “...” giao diện sẽ xuất hiện thông tin như hình bên, sau đó ta bấm vào menu “theo dõi” Tự động chuyển qua chế độ đang theo dõi facebook

+ Vào menu “video” sau đó vào “trực tiếp” sẽ thấy rất nhiều đối tượng livestream trực tiếp để bán hàng, tiếp theo ta nhấp vào tài khoản của người muốn tìm kiếm sẽ tìm thấy thông tin như địa chỉ, số điện thoại trên fanpage bán hàng của họ, sau đó nhấp vào nút “theo dõi” để theo dõi khi tài khoản của người bán hàng hoạt động livestream hay đăng tin thì facebook sẽ tự động thông báo về tài khoản của mình, từ đó chúng ta có thể lưu lại các thông tin để làm bằng chứng trong quá trình kiểm tra, xử lý.

+ Trường hợp trên tài khoản của người bán hàng không để thông tin địa chỉ, vị trí Maps thì ta xác định vi trí thông qua qua số điện thoại hay số “ID trang” trên facebook bằng cách nhờ các cơ quan thông tin truyền thông, các nhà mạng, Cục An ninh mạng để tìm kiếm vi trí đang hoạt động TMĐT.

         * Một số khó khăn gặp phải

+ Việc tổ chức một cuộc kiểm tra TMĐT thường khó xác định được vị trí, địa điểm, kho hàng và đối tượng vi phạm. Vì các đối tượng có thể thay đổi thông tin thường xuyên, dùng địa chỉ ảo để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng; lập và sử dụng nhiều tài khoản để thực hiện việc kinh doanh hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, TikTok...; các đối tượng thường thuê nhà ở, vừa làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, các khu vực này thường có an ninh, bảo mật cao gây khó khăn cho công tác tiếp cận trinh sát và kiểm tra xử lý.

+ Trong quá trình kiểm tra, xử lý cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác định hàng hóa tiêu thụ, xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ các giao dịch thương mại trên mạng xã hội là rất khó khăn, phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

+ Chưa có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong tập huấn, tổ chức trao đổi cung cấp thông tin, phối kết hợp trong kiểm tra, kiểm soát đối với loại hình kinh doanh trên môi trường TMĐT. (Sở thông tin truyền thông- Phòng an ninh mạng - Công an tỉnh – Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ – Quản lý thị trường)

+ Ý thức chủ động tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người tiêu dùng chưa cao; đôi khi biết hàng giả vẫn mua vì giá rẻ, thích hàng nhái thương hiệu nổi tiếng hoặc chưa đủ kỹ năng và thông tin để nhận biết.

Trong thời gian tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn nhằm thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử, chú trọng kiểm tra hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội như Zalo, facebook, tiktok…

Võ Công Quy
Đội QLTT số 2, Cục QLTT Đắk Nông

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương