DetailController

PHÁT HUY CÁC NGUỒN LỰC CỦA DÂN LÀM LỢI CHO DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy các nguồn lực vốn có trong dân làm lợi cho dân là một triết lý vô cùng độc đáo và hết sức sâu sắc, trở thành phương châm hành động trong xây dựng, chấn hưng và phát triển đất nước qua các thời kỳ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN MỚI

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày đã rút ra bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tố quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Bài học này của Đảng không chỉ kế thừa, sự vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng Nhân dân mà còn là kết quả tổng kết thực tiễn Đảng lãnh đạo Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân, trong toàn bộ tiến trình đổi mới, Đảng ta đã quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, điều đó tiếp tục được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng hơn nữa trong quan điểm của Đảng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước. Trên tinh thần đó, Đảng ta chủ trương phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, quyền và trách nhiệm của Nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quản lý xã hội; Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN LỰC TRONG DÂN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Theo Người, “Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển”. Người chỉ rõ: “Có người thường cho dân là dốt, không biết gì, mình là thông thái, tài giỏi. Vì vậy, họ không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng. Đó là một sự sai lầm nguy hiểm lắm”.

Do đó, Người yêu cầu, đã làm cách mạng thì phải làm cho đến nơi, cho triệt để, làm sao cách mạng rồi thì phải mang quyền lợi đến cho đại đa số quần chúng, “Chúng ta đã hi sinh tranh đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi… chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Cho nên, chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự triệt để, đó là một cuộc cách mạng được tiến hành theo phương châm: đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, bởi mục tiêu duy nhất của Đảng ta là, “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Có thể khẳng định, hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn thoát khỏi nghèo nàn, tụt hậu cần phát hiện và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn lực vốn có trong dân bao gồm:

Thứ nhất, nguồn lực của cải, tài chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”. Nguồn lực của cải, tài chính trong dân là rất nhiều, từ xa đến gần, dựa vào dân, huy động sức dân là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.

Thứ hai, nguồn lực sức lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định một chân lý: “Nguồn lực lao động trong Nhân dân là vô cùng tận, đó là sức mạnh xung thiên, cải biến xã hội nếu Đảng biết phát huy đúng đắn. Thấu hiểu và phát huy nguồn lực lao động to lớn trong Nhân dân, đó là bí quyết để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng tập thể Đảng giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Cho nên, các phong trào tăng gia sản xuất, thi đua yêu nước đã phát động rộng khắp trên phạm vi cả nước, “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai, mỗi người dân phải biết có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do; vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, trai gái già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất”. Tuy nhiên, để lao động của Nhân dân đạt hiệu quả cao, thì “mỗi công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, viên chức đều phải hiểu rõ nghĩa vụ vẻ vang của mình là phục vụ sản xuất… muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”.

Thứ ba, nguồn lực trí tuệ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ cũng là trí thức, là sự hiểu biết, là tài năng. Người coi “dốt cũng là một thứ giặc”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người cho rằng, muốn phát triển kinh tế, xã hội cần phải huy động được trí tuệ của Nhân dân: “Quần chúng rất nhiều sáng kiến, họ hiểu biết rất mau, nhất là những cỏi thuộc về quyền lợi của họ”. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đó là vốn liếng quý báu của dân tộc.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, muốn đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân thì cán bộ từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương; từ Đảng, chính quyền cho đến các cơ quan, tổ chức, đoàn thể; từ cán bộ lãnh đạo cho đến mọi đảng viên, tất cả phải hết lòng hết sức vì dân, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phải là người đầy tớ thật sự trung thành của Nhân dân. Bởi vậy: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân thì dân mới yêu ta, kính ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.

Hồ Quốc Hùng
Phòng TTPC, Cục QLTT Đắk Nông

Bình luận

Các tin khác

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương